Giỏ hàng
BẢNG TRA TIẾT DIỆN DÂY CÁP ĐIỆN THEO CÔNG SUẤT

Tin tứcNgày: 13-12-2018 bởi: EMC Electric

BẢNG TRA TIẾT DIỆN DÂY CÁP ĐIỆN THEO CÔNG SUẤT

Việc tính toán và lựa chọn tiết diện dây dẫn theo công suất luôn được nhiều người quan tâm khi đấu nối, dẫn cấp hệ thống điện. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho mọi người bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất. 

Tầm quan trọng của việc lựa chọn tiết diện dây dẫn theo công suất

    Trong thời đại mới này, một đất nước đang phát triển cũng sẽ mới mẻ theo từng năm, từng tháng, từng ngày, thậm chí từng giờ.

    Sự mới mẻ đó kéo theo những nhu cầu tất yếu. Đó là nhu cầu về ăn mặc, ngủ nghỉ, hưởng thụ cuộc sống. Trong đó, nhu cầu về nhà ở, các khu công trình, các khu đô thị hóa ngày càng tăng cao.

    Chính vì lẽ đó, việc đầu tư xây mới, hay nâng cấp cơ sở hạ tầng của những công trình này là rất quan trọng. Và việc lựa chọn tiết diện dây dẫn theo công suất sẽ giúp cải tạo hệ thống điện, phát triển hệ thống điện dân dụng phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong các tòa nhà lớn.

    Không những thế, việc tính toán sẽ tiết kiệm chi phí, an toàn cho người sử dụng, chúng ta còn có thể giảm thiểu tổn hao điện năng truyền dẫn. 

Căn cứ vào những đại lượng nào để lựa chọn tiết diện

    Trước khi tìm hiểu  bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất , chúng ta cũng cần biết tiết diện dây dẫn được lựa chọn dựa trên những đại lượng nào.

    Người ta sẽ căn cứ vào mật độ dòng điện kinh tế để lựa chọn tiết diện dây dẫn.

Trong đó:

  • Skt:tiết diện dây dẫn (đơn vị: mm2)
  • Itb: dòng điện trung bình qua phụ tải
  • Jkt: mật độ dòng điện kinh tế (đơn vị: A/mm2)

    Dưới đây mà bảng mật độ dòng điện kinh tế:

Tên

Mật độ dòng kinh tế A/mm2 với thời gian sử dụng công suất cực đại, giờ

 

1000 - 3000

3000 - 5000

5000 - 8760

Thanh dẫn (góp):

Đồng

Nhôm

   

2,5

2,1

1,8

1,3

1,1

1,0

Cáp điện lực cách điện bằng giấy tầm dầu lõi:

Đồng

Nhôm

   

3,0

2,5

2,0

1,6

1,4

1,2

    Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nhiều cách để kiêm tra những đại lượng này:

Kiểm tra điều kiện phát nóng lâu dài

Icpbt ≥ Icb = Ilvmax

Trong đó:

  • Icpbt: dòng điện cho phép bình thường. Giá trị Icpbt sẽ được hiệu chỉnh theo nhiệt độ
  • Icb: dòng điện cưỡng bức
  • Ilvmax: dòng điện làm việc cực đại

Kiểm tra điều kiện vầng quang

Uvq ≥ Udmht

Trong đó:

  • Uvq: điện áp tới hạn có thể phát sinh vầng quang
  • Udmht: điện áp định mức của hệ thống

    Lưu ý: Trong điều kiện thời tiết sáng, khô ráo, nhiệt độ xung quanh là 25 độ C, áp suất không khí đạt trong khoảng 750 - 760 mmHg, khi đó, dây dẫn ba pha được bố trí trên đỉnh của một tam giác (có giá trị Uvq) thì ta sử dụng công thức sau:

Uvq  = 84.m.r.lg a/r (kV)

Trong đó:

  • r: bán kính ngoài của dây dẫn
  • a: khoảng cách giữa các trục dây dẫn
  • m: hệ số xét đến độ xù xì của dây dẫn
  • Đối với dây một sợi: thanh dẫn để lâu ngày trong không khí m = 0,93 – 0,98
  • Đối vối dây nhiều sợi xoắn lấy nhau: m = 0,83 – 0,87

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất